Tài liệu quản lý moving to http://tailieuquanly.com

Trang thông tin và download về các tài liệu quản lý kinh doanh.

Các nhóm chiến lược

Posted by nqcentre on December 6, 2007

Khái niệmCác đối thủ cạnh tranh có các điều kiện và cách tiếp cận cạnh tranh tương tự nhau

 

Lập bản đồ nhóm chiến lược

– Biểu diễn vị trí cạnh tranh mà các đối thủ trong ngành.
– Thủ tục gồm :
+ Nhận diện các đặc tính phân biệt, dựa trên các biến số chủ yếu như :
-> giá/chất lượng (cao, trung bình, thấp),
-> phạm vi địa lý ( địa phương, vùng, quốc gia, toàn cầu),
-> mức độ hội nhập dọc (không, một phần, hoàn toàn), độ rộng phổ sản phẩm (rộng, hẹp),
-> sử dụng kênh phân phối (không, một vài, tất cả),
-> mức độ cung cấp dịch vụ,…
– Định vị các doanh nghiệp lên hệ trục tọa độ với từng cặp các đặc tính phân biệt.
– Vẽ các vòng tròn bao quanh nhóm chiến lược, tương ứng với tỷ lệ doanh số của nhóm so với toàn ngành.
Khi xây dựng nhóm chiến lược cần lưu ý :
– Thứ nhất, hai biến lựa chọn trên các trục tọa độ không liên quan cao với nhau,
– Thứ hai, các biến lựa chọn sự khác biệt lớn về vị thế của mỗi doanh nghiệp.
– Thứ ba, các biến số không phải là định lượng, hay hiên tục, mà nó thường là các biến rời rạc hay xác định trên cơ sở xếp hạng hoặc kết hợp.
– Thứ tư, vẽ đường bao các nhóm tỷ lệ với doanh số các doanh nghiệp trong nhóm so với toàn ngành cho phép phản ánh qui mô tương đối của mỗi nhóm.
– Thứ năm, nếu có nhiều hơn hai biến có thể vẽ một số bản đồ để biểu diễn khác nhau về vị thế cạnh tranh

Hàm ý của nhóm chiến lược

– Trước hết, các đối thủ cạnh tranh gần gũi nhất của công ty là những công ty ở trong nhóm chiến lược của nó
– Thứ hai, nhóm chiến lược khác nhau có vị thế khác nhau so với lực lượng trong số các lực lượng cạnh tranh.
– Rào cản di động bảo vệ các công ty trong một nhóm nào đó trước các đe dọa nhập từ nhóm khác.
+ Nếu rào cản di động thấp, đe dọa nhập cuộc cao, hạn chế khả năng tăng giá và lợi nhuận.
+ Rào cản di động cao, đe dọa nhập cuộc thấp các công ty trong nhóm cơ hội tăng giá và nhận lợi nhuận cao hơn

a. Sự cải tiến và cấu trúc ngành

– Cạnh tranh như một quá trình được thúc đẩy bằng cải tiến.
– Cải tiến thành công có thể cách mạng hóa cấu trúc ngành
– Khi cấu trúc ngành đang bị cách mạng hóa bởi sự cải tiến, giá trị di trú đến các mô hình kinh doanh mới.
– Mô hình năm lực lượng cạnh tranh và nhóm chiến lược là tĩnh tại, có thể là công cụ hữu ích cho việc phân tích cấu trúc ngành trong thời kỳ ổn định.
– Cấu trúc của những ngành như thế bị cách mạng hóa liên tục bởi cải tiến ; không có thời kỳ cân bằng -> mô hình năm lực lượng cạnh tranh và nhóm chiến lược có giá trị bị hạn chế

b. Cấu trúc ngành và các khác biệt của công ty

– Các nguồn lực và năng lực khác biệt của một công ty là yếu tố quan trọng hơn nhiều -> mô hình năm lực lượng cạnh tranh và nhóm chiến lược trở nên kém ý nghĩa,
– Một công ty không phải là sinh lợi chỉ bởi vì nó ở trong ngành hấp dẫn.

CẠNH TRANH THEO CHU KỲ NGÀNH

Chu kỳ sống của ngành:
– Thời kỳ đầu phát triển
– Tăng trưởng
– Tái tổ chức
– Bão hòa ;
– Suy thoái

Thời kỳ đầu phát triển

– Là khi ngành mà mới xuất hiện và bắt đầu phát triển
+ Sự tăng trưởng chậm:
-> Người mua chưa quen với các sản phẩm của ngành,
-> Giá cao do công ty không hưởng được tính kinh tế của qui mô,
-> Các kênh phân phối chưa phát triển.
+ Các rào cản nhập cuộc dựa trên quyền về bí quyết công nghệ cơ bản hơn là tiết kiệm chi phí hay sự trung thành nhãn hiệu.
+ Sự ganh thường không hướng nhiều vào giá mà:
-> Định hướng vào người tiêu dùng,
-> Mở rộng kênh phân phối,
-> Hoàn thiện thiết kế sản phẩm.

Các ngành tăng trưởng

– Nhu cầu về sản phẩm của một ngành bắt đầu cất cánh,
– Trong một ngành tăng trưởng,
+ Nhu cầu phát triển rất nhanh vì nhiều khách hàng mới gia nhập thị trường.
+ Kiểm soát các bí quyết công nghệ như là một rào cản nhập đã giảm nhiều.
+ Rào cản nhập cuộc khác có khuynh hướng tương đối thấp,
+ Ganh đua tương đối thấp.

Tái tổ chức ngành

– Nhu cầu tiến dần tới mức bão hòa, Nhu cầu bị hạn chế bởi sự thay thế.
– Khi một ngành đi vào giai đoạn tái tổ chức:
+ Ganh đua giữa các công ty trở nên mãnh liệt.
+ Năng lực theo tốc độ tăng trưởng quá khứ. -> dư thừa năng lực sản xuất.
+ Cố gắng sử dụng năng lực này, -> giảm giá.
-> Kết quả là có thể xảy ra cuộc chiến tranh giá,

Các ngành bão hòa

– Thị trường hoàn toàn đến mức bão hòa, nhu cầu bị giới hạn bởi sự thay thế.
– Trong giai đoạn này:
+ Tăng trưởng thấp thậm chí bằng không.
+ Các rào cản nhập cuộc tăng lên, và đe dọa nhập cuộc từ các đối thủ tiềm tàng giảm
+ Các công ty không duy trì tốc độ tăng trưởng quá khứ nữa, mà giữ thị phần của họ.
+ Cạnh tranh vì phát triển thị phần dẫn đến giảm giá.
-> hậu quả là một cuộc chiến về giá,
+ Các công ty bắt đầu tập trung vào cả cực tiểu hóa chi phí và tạo sự trung thành nhãn hiệu.

Ngành suy thoái

– Hầu hết các ngành đều đi vào giai đoạn suy thoái.
– Trong giai đoạn suy thoái:
+ Tăng trưởng âm, vì :
-> thay thế công nghệ,
-> các thay đổi xã hội,
-> nhân khẩu học,
-> cạnh tranh quốc tế.
+ Mức độ ganh đua giữa các công ty hiện có thường tăng lên, Tùy thuộc:
-> tốc độ suy giảm
-> độ cao của rào cản rời ngành,
+ Vấn đề chính trong giai đoạn suy thoái là năng lực dư thừa. Trong khi cố gắng sử dụng các năng lực dư thừa

LỰC LƯỢNG DẪN DẮT SỰ THAY ĐỔI TRONG NGÀNH

Khái niệm

– Các thế lực là tín hiệu tạo nên những khích lệ hay sức ép cho sự thay đổi.
– Lực lượng dẫn dắt có tác động mạnh nhất đến các thay đổi về môi trường và cấu trúc ngành.

Phân tích các lực lượng dẫn dắt là tìm ra các nguyên nhân chính của các thay đổi trong ngành, (thường chỉ 3-4)

Phân tích các lực lượng dẫn dắt gồm hai bước
– Nhận diện những lực lượng dẫn dắt ngành
– Đánh giá tác động có thể có lên ngành..

Các lực lượng dẫn dắt phổ biến nhất
– Sự thay đổi về mức tăng trưởng dài hạn của ngành
– Các thay đổi về người mua sản phẩm và cách thức sử dụng chúng
– Cải tiến sản phẩm, thay đổi công nghệ, cải tiến marketing
– Sự thâm nhập hay rời ngành của các hãng lớn
– Sự phát tán các bí quyết công nghệ
– Các thay đổi về chi phí hiệu quả
– Sự phát sinh những sở thích của người mua về những sản phẩm khác biệt hơn là những hàng hóa thông thường
– Những thay đổi về quy định và chính sách
– Toàn cầu hóa và cấu trúc ngành
+ Trước hết, ranh giới của một ngành không dừng lại ở biên giới quốc gia,
+ Thứ hai, sự dịch chuyển từ các thị trường quốc gia đến toàn cầu làm sâu sắc thêm sự ganh đua
+ Thứ ba, tính khốc liệt cạnh tranh tăng lên, cùng với mức độ cải tiến.
+ Cuối cùng, sự giảm đều đặn các rào cản thương mại đã mở cửa nhiều thị trường vốn được bảo vệ để cho các công ty bên ngoài tham gia.

ĐỘNG THÁI CỦA ĐỐI THỦ

Nhà chiến lược cần để theo sát đối thủ;
– hiểu được các chiến lược của họ,
– theo dõi hành động của họ,
– đo lường sức mạnh và điểm yếu của họ,
– và cố gắng dự kiến những bước đi tiếp theo của họ.

NHÂN TỐ THEN CHỐT CHO THÀNH CÔNG (KFS- Key Factor of Competitive Success)

– Là những nhân tố tác động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành
– Nhân tố then chốt thành công trả lời câu hỏi :
+ Điều gì khiến khách hàng lựa chọn giữa các nhãn hiệu?
+ Mỗi người bán phải làm gì để thành công, các khả năng và nguồn lực nào cần phải có ?
+ Những người bán phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững ?

Các nhân tố then chốt thành công tùy theo ngành và theo từng khoảng thời gian, do các lực lượng dẫn dắt và các điều kiện cạnh tranh thay đổi

KẾT LUẬN VỀ SỨC HẤP DẪN CỦA NGÀNH

– Cuối cùng trong phân tích ngành là trả lời câu hỏi:
+ ngành có hấp dẫn hay không,
+ triển vọng của ngành có thể cho một khả năng sinh lợi trên trung bình hay không?

– Các nhân tố quan trọng cho các nhà quản trị xem xét bao gồm :
+ Tiềm năng tăng trưởng của ngành
+ Tình trạng cạnh tranh hiện tại có cho phép đạt được khả năng sinh lợi đầy đủ hay không, các lực lượng cạnh tranh trở nên mạnh hơn hay yếu hơn
+ Vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành, và nó sẽ trở nên mạnh hơn hay yếu hơn
+ Khả năng của công ty khai thác các điểm yếu của những đối thủ yếu hơn
+ Công ty có thể tự bảo vệ, hay phòng thủ với các nhân tố làm cho ngành kém hấp dẫn hay không
+ Khả năng cạnh tranh của công ty phù hợp với các yếu tố then chốt của thành công trong ngành đến mức nào
+ Mức độ rủi ro hay không chắc chắn của tương lai ngành
+ Tính khốc liệt của các vấn đề đang đặt ra đối với ngành
+ Nếu công ty tiếp tục ở trong ngành có làm tăng khả năng thành công của nó trong các ngành khác mà nó quan tâm hay không

Leave a comment